Thursday, September 15, 2011

ĐẠO DIỂN THANH QUỲNH NGƯỜI THẦM LẶNG ĐỨNG SAU SỰ THÀNH CÔNG

Sau thành công của một chương trình,một vở diễn hay một bộ phim,điều mà chúng ta được biết đến ở đây là sự đón nhận của khán giả đối với diễn viên, ca sĩ có vai diễn mà họ tham gia.Bằng tất cả sự nỗ lực của mình các đạo diễn đã mang đến cho người thưởng thức những thước phim đẹp nhất, cũng từ đó mà các diễn viên, ca sĩ mới có cơ hội tỏa sáng.Nhưng nhờ đâu mà họ nổi tiếng thì dường như vô tình chúng ta lại quên đi vai trò quan trọng của một người, người đó chính là các đạo diễn.Qua cuộc trò chuyện với Đạo diễn Thanh Quỳnh,cũng là một trong những đạo diễn thầm lặng đứng sau sự thành công của người khác nhưng những gì mà anh đóng góp cho nghệ thuật khiến chúng ta không thể nào vô tình mà lãng quên. Pv: Thưa anh, sau mỗi chương trình hay một bộ phim, anh như cầu nối gián tiếp đưa đến thành công của các diễn viên. Rồi khi đi đến đâu họ cũng được khán giả biết đến thông qua những lời khen, chê đại loại như: “anh này chị kia diễn hay!”,“chị A đóng vai ác dễ sợ”. Nhưng có điều là tên tuổi của những người đạo diễn như anh vô tình bị khán giả lãng quên hoặc nếu biết thì rất ít. Anh có thấy đây là sự thiệt thòi hay bất công gì không? Theo tôi thì không thể cho đây là sự bất công hay thiệt thòi gì được, bởi đã theo nghệ thuật thì không có chuyện “phân vai”, đã làm nghệ thuật thì mỗi người phải đảm nhiệm môt vai trò khác nhau. Diễn viên phải nhập vai,phải diễn sao cho vai diễn đó để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Ca sĩ cũng vậy, khi biểu diễn trên sân khấu thì phải hát sao cho có hồn,tập vũ đạo làm sao cho ăn khớp với lời bài hát. Giống như khi làm đạo diễn thì tôi phải hoàn thành tốt các công đoạn trong một bộ phim,để từ đó cho ra đời những “đứa con tinh thần” hoàn hảo nhất. Pv: Được biết đến anh với vai trò vừa là đạo diễn vừa là giám đốc của công ty Siêu Nhân Việt.Từ năm 2003 cho đến nay anh đã đào tạo nhiều người mẫu cũng như diễn viên có tên tuổi với thành tích 8 năm liền những gương mặt giải nhất (6 nam đế ảnh). Đồng thời anh cũng tham gia nhiều chương trình ,nhiều sự kiện có tiếng tăm trong làng giải trí. Vậy yếu tố nào giúp anh hoàn thành tốt vai trò của mình trong tất cả các lĩnh vực trên? Có lẽ tôi thành công bởi tôi yêu nghề.Nhưng mới có yêu nghề không thì chưa đủ đâu, phải có duyên với nghề nữa. Anh biết đó,muốn làm một người nghệ sĩ chân chính thật không đơn giản. Tôi cũng vậy, phải đối mặt với vô vàn khó khăn và thử thách khắc nghiệt nhưng với niềm đam mê và nhiệt huyết tôi đã hoàn thành tốt tất cả những lĩnh vực mà mình tham gia và thể hiện để có được thành công như ngày hôm nay. Pv: Anh có thể tóm tắt đôi nét về công ty Siêu Nhân Việt mà hiện nay anh đang làm giám đốc? Đầu tháng mười năm 2006, Siêu Nhân Việt (Việt Supperman) được thành lập. Đây là công ty chuyên về đào tạo người mẫu và diễn viên.Trước đó tôi cũng đã đào tạo thành công nhiều người mẫu cũng như diễn viên có tên tuổi với thành tích 8 năm liền những gương mặt giải nhất (6 nam đế ảnh). Bên cạnh đó lần đầu tiên Công ty Siêu Nhân Việt thử nghiệm về ca sĩ. Và thật bất ngờ khi năm 2008 ca sĩ Âu Tần Quang đã được giải đĩa bạc do ĐTH HTVC tổ chức. Tiếp đó Âu Tần Quang lại mang về cho công ty giải nhất "Tôi là ngôi sao" Chưa dừng lại ở đó,tháng 12/2009 Âu Tần Quang lại đem về cho Siêu Nhân Việt 2 giải thưởng lớn : Giải khán giả bình chọn và giải hình thể đẹp nhất, cùng với thí sinh Võ Trịnh Hoàng Oanh được giải 3 cuộc thi. Tháng 7/2009 ,Trần Thị Ngọc Ánh đã đoạt giải khán giả bình chọn và hoa hậu áo dài của cuộc thi Người đẹp Hoa Anh Đào. Pv: Thành công là thế nhưng anh cũng là một nghệ sĩ luôn gắn liền với tai tiếng, với anh điều này có đúng không? Công bằng mà nói khi đã là người của công chúng thì tất nhiên là bạn không thể không tránh khỏi những điều tiếng của dư luận. Là một nghệ sĩ chân chính, tôi không sống nhờ “xi can dan” nhưng cũng không thể không dính vào những gì gọi là tai tiếng. Quan trọng là sống thế nào chứ những gì mà dư luận nghĩ và báo chí viết về mình, tôi không mấy quan tâm. Pv: Cám ơn anh, chúc anh nhiều sức khỏe và gặt được nhiều thành công hơn nữa!
Bình – Nguyên Hà thực hiện
Read more

ÂU THÀNH CÁT “TRONG TÔI LUÔN CHÁY BỎNG NIỀM ĐAM MÊ!”

Chúng tôi gặp Âu Thành Cát trong một chiều mưa tại phim trường cùa chương trình “Hãy xem tôi diễn”. Và điều thú vị nhất là được thấy anh trong vai trò là một thí sinh của cuộc thi. Nhìn nụ cười trong trẻo và rạng rỡ khi biết tên mình tiếp tục lọt vào vòng trong, chúng tôi hiểu đó là kết quả cho sư lao động nghiêm túc và nỗ lực không ngừng của anh trong suốt thời gian qua…Xoay quanh vấn đề này chúng tôi đã có một cuộc phỏng vấn thân mật với diễn viên trẻ 9x Âu Thành Cát. PV: Chào anh, rất may mắn khi chúng tôi được thấy anh trong cuộc thi “Hãy xem tôi diễn” và biết anh là một trong những thí sinh vượt qua vòng loại đầu tiên để tiến dần vào chung kết cuộc thi.Lúc này tâm trạng của Cát như thế nào? Giờ phải diễn tả làm sao cho bạn hiểu được cảm xúc của mình thế nào đây nhỉ. Chỉ biết là khi nghe MC xướng lên cái tên Âu Thành Cát, mình vui và hạnh phúc lắm, chỉ muốn nhẩy cẫng và hét lên thật to thôi… PV: Vậy anh có thể tiết lộ sơ lược về cuộc thi? “Hãy xem tôi diễn” là một chương trình truyền hình thực tế qua đó tìm ra những gương mặt mới và triển vọng cho điện ảnh và truyền hình Việt Nam. Cuộc thi này do công ty truyền thông Sena và công ty Sóng Vàng đồng thực hiện. Chương trình đang tiếp tục cho vòng loại “Tôi là ai”,sau mỗi buổi phát sóng, BGK sẽ công bố ngay thí sinh được lọt vào vòng trong. Đây mới là vòng loại đầu tiên nên khả năng cạnh tranh giữa các thí sinh là rất cao nên Cát phải cố gắng nhiều hơn nữa. Bạn hãy chờ xem nhé. PV:Từng lọt vào top 10 của cuộc thi Ngôi sao ngày mai 2011, Ngay sau đó anh lại được mời tham gia một vai trong bộ phim Anh hùng Nguyễn Trung Trực do hãng phim Cửu Long thực hiện. Và rồi anh lại được chọn vào vai chính của bộ phim “Mặt trời chiếu sáng chúng ta” do công ty Kỳ Ảo sản xuất. Sắp tới lại là chuyến đi Hàn Quốc biểu diễn. Thành thật mà nói những thành quả hôm nay anh có được là khá nhiều so với một diễn viên trẻ mới vào nghề.Anh có nghĩ mình quá may mắn? (Cười) Bạn nghĩ mình may mắn thật sao? Thú nhận mà nói thì mình quá may mắn khi được “sếp” Thanh Quỳnh tạo điều kiện cho mình được học tập tại “ngôi nhà” Siêu Nhân Việt. Nhưng để có những thành công như bạn biết thì Cát phải phấn đấu và nỗ lực không ngừng bằng cả tâm huyết và tài năng chứ không đơn thuần chỉ là sự may mắn. PV: Tôi có nghe bạn nhắc đến “bố” Thanh Quỳnh và “ngôi nhà” Siêu Nhân Việt. Vậy bạn có thể chia sẻ đôi nét về hai cái tên này, nó có ảnh hưởng như thế nào đến con đường nghệ thuật của bạn? Bố Thanh Quỳnh mà mình muốn nói ở đây chính là đạo diễn đồng thời là giám đốc, một người thầy, người anh đã dìu dắt, chỉ bảo tận tình từ khi Cát mới đặt những bước chân đầu tiên vào môn điện ảnh thứ bảy này. Còn Siêu Nhân Việt là công ty do bố Thanh Quỳnh làm giám đốc. Mình đã được “đón tiếp” vào ngôi nhà này từ ngày 24/12/2010. Bạn cũng biết đó, không nhờ hai cái tên này thì có lẽ không có một Âu Thành Cát ngày hôm nay. PV: Nhân đây Cát có thể nói về dự định trong tương lai của mình? Trước mắt thì Cát sẽ tập trung và cố gắng hết mình cho cuộc thi “Hãy xem tôi diễn”.Đồng thời hoàn thành cho xong những kế hoạch còn dở giang. Cố gắng hết mình cho hiện tại thì chắc chắn tương lai sẽ không phụ mình phải không? Có thể vài năm nữa bạn sẽ biết tới Âu Thành Cát với vai trò của một người diễn viên kiêm ca sĩ nổi tiếng thì sao? (Cười). Nhưng có một điều là Cát luôn khát khao thực hiện cho bằng được những ước mơ của mình, chính vì vậy trong mình niềm đam mê nghệ thuật không bao giờ bị lụi tàn. PV: Cám ơn anh về buổi chia sẻ này. Chúc cho ngon lửa nghệ thuật trong anh luôn cháy mãi! Lê Bình – Nguyên Hà thực hiện
Read more

Tuesday, July 26, 2011

Khi người trẻ học hát cải lương - Điều đáng mừng

Mặc dù đời sống sân khấu cải lương luôn đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách nhưng vẫn có không ít bạn trẻ mạnh dạn đặt niềm tin vào một ngày mai tươi sáng của cải lương. Tại sao?
Nhiều người trẻ thích cải lương

Nhìn lại chặng đường đã qua của sân khấu cải lương, ai cũng thừa nhận rằng, khi người trẻ thích cải lương, sân khấu cải lương sẽ sớm có được những gương mặt trẻ tài năng. Có thể kể đến các tên tuổi: Ngọc Giàu, Thanh Nga, Bảo Quốc, Lệ Thủy, Minh Vương… trở nên nổi tiếng khi còn rất trẻ.

Sau thế hệ nghệ sĩ này, có thể kể đến những gương mặt trẻ thành danh từ các khóa đào tạo diễn viên của Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM, rồi đến các “lò” đào tạo của nghệ sĩ Bạch Long, nghệ sĩ Út Trong, nhạc sĩ Văn Bền… Đó là các nghệ sĩ Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Tấn Giao, Vũ Luân…

Nghệ sĩ Bạch Long, thầy của nhiều nghệ sĩ trẻ ở nhóm Đồng ấu Bạch Long, chia sẻ: “Cải lương có được những người trẻ yêu thích, đam mê là điều rất đáng quý. Với những người này, nếu có được môi trường học tập, thực hành tốt, cộng với sự khổ luyện thì họ sẽ sớm trở thành những gương mặt nghệ sĩ trẻ triển vọng”.

Nhạc sĩ Văn Bền nhìn nhận: “Sở dĩ khi người trẻ thích cải lương, học ca sớm thành danh là bởi họ không phải lo toan đủ thứ, ngoài ra, chất giọng còn tự nhiên, chưa bị ảnh hưởng của những giọng ca đi trước nên sau một thời gian luyện ca, mỗi người sẽ có một chất giọng khác nhau, dễ thu hút người xem, người nghe…”.



Một bạn trẻ của TPHCM đang luyện ca tại “lò” đào tạo của nhạc sĩ Văn Bền. Ảnh: VÂN AN


Sang chứ không sến

Sau một thời gian thiếu hụt đội ngũ kế tục, những người làm sân khấu cải lương mới nhận ra rằng, muốn vực dậy cải lương thì một trong những điều tiên quyết là phải đào tạo nguồn nhân lực mới, tươi trẻ cho cải lương. Chính vì thế mà từ năm 2010, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang đã kết hợp với Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM chiêu sinh, mở lớp đào tạo diễn viên trẻ theo phương thức truyền nghề. Chính điều này đã mở ra những chân trời mới cho các bạn trẻ yêu thích cải lương có cơ hội trau dồi kiến thức một cách bài bản nhất.

Lớp học này đã tuyển chọn được 25 gương mặt trẻ, hầu hết là các học viên đến từ nhiều tỉnh thành khác để các nghệ sĩ nổi tiếng của TPHCM truyền nghề. Trong số những gương mặt trẻ đam mê sân khấu cải lương, có không ít người đang là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng… Khi đến với cải lương, với sức hút của câu ca, tiếng đàn, họ sẵn sàng gác lại chuyện học để theo đuổi đam mê ca hát. Trong thời buổi hội nhập, cải lương càng chứng minh được sự sang trọng của mình, chứ không phải sến như một số người có cách nhìn thiển cận suy nghĩ.

Về cái sang của cải lương, Minh Nguyệt, một cô gái trẻ đang là chủ quán cơm chay ở Gò Vấp, hiện theo học ca tại nhà nhạc sĩ Văn Bền ở số 303/21 Bến Vân Đồn, phường 2, quận 4, nhìn nhận: “Mỗi khi gặp gỡ bạn bè, tôi thường hát cải lương, vọng cổ và thấy nhiều người rất thích thú nên tôi cố gắng đi học ca cho bài bản hơn! Tôi thấy cải lương, vọng cổ hiện nay là “hàng” sang thực sự”. “Bầu” Linh Huyền của Sân khấu cải lương Kim Châu nhận định: “Vấn đề là chúng ta khơi gợi niềm đam mê ấy như thế nào”.

Chính vì điều này mà từ nhiều tháng nay, chị đã mở lớp đào tạo cải lương tại gia để những người trẻ có thể theo học và bước đầu đã gặt hái được những thành công nhất định. Chỉ sau vài tháng học, một số học viên đã có thể bước lên sân khấu, tham gia biểu diễn một số vai nhỏ…

Có thể nói, niềm tin của những người trẻ về nghệ thuật cải lương cho thấy sức sống, sự lan tỏa của loại hình nghệ thuật này là rất lớn. Chẳng nói đâu xa, với các cuộc thi: Chuông vàng vọng cổ hay Giọng ca cải lương – Giải Bông lúa vàng… luôn thu hút hàng trăm, hàng ngàn người trẻ đăng ký tham gia. Với họ, đến với cải lương là hát cho thỏa đam mê và hát để dấn thân theo nghề, theo nghiệp. Đây là điều rất đáng mừng!



* Soạn giả Ngô Hồng Khanh: Hiện có rất nhiều người trẻ chịu khó học hát cải lương. Lúc đầu, có người chỉ vì bạn bè đi cùng cho vui. Nhưng ngày qua ngày, họ lại đam mê và tập tành ca hát. Một khi đã đam mê thì họ sẵn sàng tìm các “lò” của các thầy đờn dạy ca hoặc một số lớp dạy ca ở vài trường văn hóa nghệ thuật để theo học. Có thể nói, chính những người trẻ này sẽ góp phần làm cho sức sống của cải lương càng thêm mạnh mẽ, phong phú hơn.

* Nhạc sĩ Kiều Tấn, Trưởng ban Văn nghệ Đài Truyền hình TPHCM: Trong quá trình tổ chức cuộc thi Chuông vàng vọng cổ, tôi nhận thấy ngày càng có nhiều người trẻ đến với cải lương hơn. Cải lương, vọng cổ không chỉ thu hút những người trẻ ở Nam bộ mà còn có cả những bạn trẻ ở Bắc bộ. Ở những cuộc họp mặt bạn bè, tiệc tùng, sinh nhật, nếu có bạn trẻ nào hát một bài hoặc một câu vọng cổ cũng đủ tạo nên sự thích thú cho nhiều người. Cải lương, vọng cổ giờ là đặc sản của văn hóa Nam bộ, toát lên được cái hay, cái đẹp, cái hấp dẫn rất đặc biệt.

* Đạo diễn Huỳnh Mai, Trưởng phòng Nghệ thuật – Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang: Ở lớp đào tạo diễn viên của Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang và Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM phối hợp tổ chức, các học viên đa phần là 23, 24 tuổi.

Với sự tận tình chỉ dạy của các nghệ sĩ đi trước và sự khổ luyện của các học viên, đến cuối năm 2012, chúng ta sẽ có được một số gương mặt trẻ triển vọng cho sân khấu cải lương. Sở VH-TT-DL TPHCM đã có chỉ đạo cho nhà hát lên kế hoạch phối hợp với Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM chuẩn bị chiêu sinh lớp đào tạo diễn viên tiếp theo để những bạn trẻ yêu thích cải lương có cơ hội học ca diễn cải lương một cách bài bản nhất. Còn đầu ra của những lớp đào tạo này cũng được nhà hát chuẩn bị chu đáo. Với các gương mặt trẻ tài năng, nhà hát sẽ bố trí về các đoàn hát để có thể ca hát, tham gia các vở tuồng mới…

* Ca sĩ Minh Thuận: Khi một số ca sĩ tân nhạc hát một vài câu vọng cổ hoặc trích đoạn cải lương, khán giả trẻ rất thích. Thậm chí, có nhiều khán giả trẻ còn hát nghêu ngao cùng các ca sĩ. Tôi nhận thấy, hiện nay có nhiều người trẻ thích cải lương. Cho nên tôi tin trong tương lai sẽ còn có nhiều người trẻ học hát cải lương hơn nữa.


ĐỖ HẠNH

ngocanh (Theo SGGP

Read more

NSƯT Mỹ Thu và…giọi đắng

Bà Ánh có một người con trai đã lập gia đình một thời gian lâu mà vẫn chưa có con. Théo có cháu và cho là do con dâu không sinh được nên bà có ý định cưới vợ nhỏ cho con trai, nhưng thực tế người bị vô sinh chính là con trai của bà. Vì muốn làm vui lòng mẹ chồng nên cô con dâu tìm bác sĩ để trị bệnh không ngờ bị bác sĩ lợi dụng và có bầu.
Bà Ánh cứ tướng đó là cháu mình nên không còn muốn cưới vợ cho con... Bà ánh là nhân vật của NSUT Mỹ Thu trong vở cải lương Giọt đắng (TG: NSUT Hữu Lộc - Kha Tuấn, ĐD: NSUT Hữu Lộc) đang được đoàn cải lương Long An diễn phục vụ bà con trong tỉnh. Ngoài hoạt động biểu diễn, NSUT Mỹ Thu còn dành thời gian để tập một số trích đoạn Cải lương cho các bạn trẻ mới về đoàn, những tiết mục nằm trong chương trình tổng hợp của đoàn cải lương Long An.

ngocanh (Theo Báo sân khấu)

Read more

Lê Hồng Thắm: Bén duyên hài…

Chuyên đóng vai tính cách, nhưng từ khi Lê Hồng Thắm tham gia vở Cải lương hài đầu tiên ''Một ông hai bà'' thì xem ra có chiều ''đổi vận''. Bằng chứng là cô vừa mới nhận vai chánh là Nhạn, trong vở phim truyện Cải lương hài ''Không bán tình em'', do SCTV7 thực hiện và sẽ quay hình vào đầu tháng 8. Song song đó, Thắm còn vào vai Nhung - một vai vui và ''quậy'' trong phim truyện Cải lương vở ''Lỗi lầm'', vừa mới được thu tiếng.
Sau khi tham gia trích đoạn “Dòng đời” và “Hớn đế biệt Chiêu Quân”, chung với Võ Minh Lâm, trong chương trình live show của Thy Trang tối 16/7 và trong chương trình trích đoạn Cải lương tại rạp Kim Châu vào tối 17/7, Lê Hồng Thắm sẽ thu một số bài ca cổ cho Đài HTV và Tiền Giang, ca chung với Chuông Bạc Trần Bình Trọng, Thanh Phong, Ngọc Trắng... Cô cũng vừa thu xong một loạt phim truyện Cải lương, như: Mãi mãi yêu em,Chuột sa bẫy chuột, Chuyện tình mùa Xuân Dòng đời...; và đang chuẩn bị quay vở Cải lương video về đạo Phật “Nỗi niềm hối hận” với vai Nhi, và vai bà vợ sau của Trương Định trong “Cờ nghĩa giồng Sơn Quy”. Lê Hồng Thắm đang cùng ê kíp diễn viên của nhóm Thắp sáng niềm tin đang trên sàn tập lại các vở diễn để tái hoạt động vào mỗi tối thứ bảy hàng tuần tại rạp Thủ Đô, bắt đầu từ ngày 23 và 30/7/2011, với hai vở “Phước Lộc Thọ” và “Hoa vương tình mộng”. Hiện nhóm , Thắp sáng niềm tin cũng đang chuẩn bị lên sàn tập vở “Đả chiến phá sông Ngân”, được tái dựng lại cho nhóm.

ngocanh (Theo Báo sân khấu)

Read more

Nhân ngày giỗ lần thứ hai của cố nghệ sĩ Phùng Há

Ngày 05 tháng 07 năm 2011 là ngày giỗ lần thứ hai của cố nghệ sĩ Phùng Há, tôi gọi điện thoại về Việt Nam, hỏi các bạn soạn giả và các em, cháu nghệ sĩ để biết coi lễ giỗ được tổ chức như thế nào, ở đâu, có đông nghệ sĩ đến tưởng niệm người nghệ sĩ bậc thầy Phùng Há hay không, và cũng như năm rồi, giỗ của Bà cũng im lìm, vắng lạnh. Lễ giỗ lần thứ hai ngày mất của cố nghệ sĩ Phùng Há được tổ chức xong rồi, trong phạm vi gia đình và tổ chức hai tuần lễ trước ngày 05 tháng 07, là ngày bà mất.

Tôi vào internet để thử xem có tin tức tổ chức lễ giỗ này do các nghệ sĩ hải ngoại hay không nhưng không tìm được bản tin nào cả.
Tôi nhớ lại những câu thơ mà nhân ngày bà mất, thi sĩ kiêm soạn giả Kiên Giang đã đọc trước linh sàng:


Trả nợ dâu, nhớ thời lưu diễn
Những lời "cô Lựu" khắp muôn nơi,
Là bao người mẹ chung đau khổ
Nuôi cháu con khôn lớn giúp đời.
Phùng Há oai phong vai Lữ Bố
Khúc ca "Trường Hận" An Lộc Sơn,
"Đêm Dài Vô Tận"... tình vô tận
Phùng Há nức danh lượn sóng cồn.
Từ Cà Mau trở ra Hà Nội
Dù ở quê hương hay xứ người,
Coi hát, ai cũng yêu nguồn cội
Kiếp tầm phải trả hết ơn đời.
Tháng bảy năm hai ngàn lẽ chín
Một đêm tang lễ, nghĩa tình sâu
Sài Gòn tiễn biệt cô Phùng Há,
Trọn kiếp tầm đã trả nợ dâu.

(30/04/1911 - 05/07/2009)

Lễ giỗ bà Phùng Há lần thứ nhất chỉ có 9 nghệ sĩ đến tham dự, lễ giỗ năm thứ hai lại tổ chức trong âm thầm, chắc cũng chẳng có nhiều nghệ sĩ đến dự. Phải chăng có chút gì không thông giữa gia đình cố nghệ sĩ Phùng Há với Hội Sân Khấu hay với nhà cầm quyền thành phố?

Dẫu biết rằng một người đã chết thì có nghĩa là không còn hiện diện trên cõi đời này nữa, nhưng những kỷ niệm, những công trình, sự nghiệp của người đó đã lập nên lúc sanh tiền thì thế nào cũng còn lưu lại để người thân và bạn bè ghi nhớ. Những ngày kỵ giỗ là để con cháu, bạn bè, những người thân và quen biết cũ nhắc lại sự nghiệp và kỷ niệm của người đã mất để thêm thương, thêm nhớ, để học hỏi hoặc là thừa hưởng những thành quả của sự nghiệp, của những điều hay, điều tốt của người đã khuất.

Người ta có thể viết thành sách để kể về sự nghiệp nghệ thuật hoặc những việc làm công ích cho giới nghệ sĩ và cho xã hội của cố nghệ sĩ Phùng Há.

Tôi thường kể cho các bạn tôi nghe quãng đời hoạt động sân khấu của bà Phùng Há. Có thể nói là nếu theo từng chặn hoạt động sân khấu của bà Phùng Há, người ta biết được lịch sử phát triển của ngành hát cải lương. Người ta cũng sẽ hiểu trong thập niên 30, các tuồng cải lương được sáng tác ra sao, dùng những bài bản cổ nhạc nào. Nghệ sĩ mặc trang phục hát ra sao? Cách dàn cảnh, trang trí, ánh đèn sân khấu như thế nào? Trong những năm từ 1930 đến năm 1945, nghệ thuật sân khấu cải lương được thể hiện ra sao? Cách hát, ca và bài bản cổ nhạc trong những tuồng Tàu khác với cách hát ca các tuồng kiếm hiệp ra sao. Đời sống nghệ sĩ, lương phạn, việc di chuyển của đoàn hát trong thời kỳ nghệ sĩ cải lương còn ăn quán ngủ đình khác với thời kỳ hoàng kim sau năm 1954 như thế nào?

Chỉ có một mảng đời nghệ thuật của nghệ sĩ tài danh Phùng Há được cho là không minh bạch, rõ ràng, những nghệ sĩ đồng thời với bà có những nhận xét khác nhau, và mãi cho đến nay không ai dám kết luận như thế nào là đúng.

Đó là khoảng thời gian từ năm 1964 đến đầu năm 1967, nghệ sĩ Phùng Há đã cùng với nữ nghệ sĩ Kim Cương xuất ngoại, đi Pháp và ở lại thành phố Paris vài năm. Nhiều người Việt Nam định cư ở Pháp cho biết là bà Phùng Há và Kim Cương hát trích đoạn Phụng Nghi Đình, Lữ Bố Điêu Thuyền tại restaurant Table des Mandarins ở Paris để kiếm sống.

Người ta đặt câu hỏi: Tại sao đang sinh sống ở Sài Gòn, bà Phùng Há và nữ nghệ sĩ Kim Cương đi Pháp để làm gì? Nếu đi du lịch thì đi trong vài tháng là nhiều, tại sao hai nghệ sĩ tài danh này lại ở tại Pháp gần ba năm và phải đi hát ở restaurant để kiếm tiền sống qua ngày?

Còn nhớ ngày 30 tháng 01 năm 1964, Tướng Nguyễn Khánh đảo chánh với danh nghĩa là chỉnh lý, bắt 4 tướng lãnh trong Hội đồng Quân Nhân Cách Mạng "Đôn, Kim, Xuân, Đính" giam ở Đà Lạt.

Chỉ trong vòng nửa tháng sau khi cuộc chỉnh lý của Tướng Nguyễn Khánh thành công, giới nghệ sĩ và ký giả kịch trường biết tin bà Phùng Há và nữ nghệ sĩ Kim Cương đi Pháp.

Ký giả kiêm nhà văn Ngọc Linh loan tin là bà Phùng Há cãi nhau với nghệ sĩ Năm Châu về chương trình dạy trong trường Quốc Gia Âm Nhạc, khóa kịch nghệ nặng về chương trình Kịch Nói mà nhẹ về Cải Lương nên bà Phùng Há giận mới bỏ đi Pháp (tin này được tái đăng trong báo Sân Khấu Thành Phố).

Nghệ sĩ cải lương biết ký giả Ngọc Linh tung hỏa mù để che lấp mục đích đi Pháp thật sự của nữ nghệ sĩ Phùng Há, bởi vì ai cũng biết là ở Việt Nam, những khi có biến động chính trị, thay đổi từ chánh phủ này sang chánh phủ khác, việc xuất ngoại của công dân Việt Nam bị cấm cho đến khi có lịnh mới. Trong lúc sinh viên, học sinh và giáo phái Phật Giáo biểu tình liên miên, trong khi có thay đổi trong lãnh vực nhà cầm quyền, bà Phùng Há và Kim Cương không thể xuất ngoại với thẻ thông hành dân sự.

Sau đó các ký giả kịch trường khác cho chúng tôi biết: bà Phùng Há và Kim Cương, theo sự sắp xếp của Tướng Nguyễn Khánh, mang một số nữ trang và đô-la qua Pháp trước, phòng khi cuộc chỉnh lý thất bại hoặc tình hình chính trị bất lợi cho Tướng Khánh thì Tướng Khánh cũng đã chuẩn bị cho mình một cuộc sống giàu sang ở nước ngoài. Có tin là bà Phùng Há bị giữ lại tại phi trường Orly vì mang theo một va li hột xoàn. (Cựu tướng Nguyễn Khánh trong một cuộc trả lời phỏng vấn ở Virginia đã đính chánh là không có chuyện này).

Chúng tôi nghĩ đây chắc cũng là một thứ tin vịt khác. Vì hột xoàn ở đâu mà mang theo cả một va li? Và chắc bà Phùng Há và Kim Cương đâu có ngờ nghệch gì mà mang thật nhiều nữ trang phi pháp đó quá cảnh vào một nước kiểm soát hành lý nhập cảnh rất nghiêm nhặt như phi trường nước Pháp. Nếu mang nhiều hột xoàn như vậy phải có hóa đơn hợp pháp, phải đóng thuế, phải tuân theo những thủ tục nhập cảnh của Pháp. Chỉ trừ phi bà Phùng Há và Kim Cương xuất cảnh với giấy thông hành với công hàm ngoại giao!

Đến năm 1990, khi tôi định cư tại Montréal, trong cuộc họp mặt các bạn già trên Plaza Côtes des neiges, tôi gặp ông Mười Ích, một Giám đốc Công An thời VNCH, từng bị tù cải tạo 13 năm ở miệt núi rừng miền Bắc. Ông Mười Ích là em của ông Bảy Đình, cũng là Giám đốc Công an thời Pháp và VNCH, ông Bảy Đình là chồng của nữ nghệ sĩ Tư Hélène, bà ngoại của các nghệ sĩ tài danh Thanh Hằng, Thanh Ngân. Ông Mười Ích cho các bạn già có mặt trong bữa ăn hôm đó biết năm 1964, bà Phùng Há có bị bắt tại phi trường Orly vì mang theo nhiều nữ trang quan trọng. Chánh phủ VNCH thời ông Nguyễn Khánh đã thương lượng trao đổi với chánh phủ Pháp là chánh phủ Việt Nam thả một trung tá tình báo của Pháp đang bị chánh phủ của ông Nguyễn Khánh giam, đổi lại chánh phủ Pháp thả bà Phùng Há. Và sau đó bà Phùng Há được phóng thích. Bà ở lại Paris trong thời gian có nhiều biến động chính trị tại Việt Nam.

Ngày 13 tháng 09 năm 1964, hai tướng Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát đảo chánh tướng Khánh dưới danh xưng là cuộc Biểu Dương Lực Lượng. Cuộc đảo chánh này thất bại, hai tướng Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát bị bắt. Lần thứ nhì, cuộc đảo chánh của Đại tá Phạm Ngọc Thảo xảy ra ngày 19 tháng 02 năm 1965 cũng thất bại.

Thượng Hội Đồng Quốc Gia bị giải tán vào ngày 20 tháng 12 năm 1964. Tướng Nguyễn Khánh bị buộc rời khỏi chính trường và phải rời khỏi Việt Nam ngày 25 tháng 02 năm 1965 (theo tài liệu Việt Nam Cộng Hòa 1963-1967 Những năm xáo trộn của tác giả Lâm Vĩnh Thế).

Đầu năm 1967, bà Phùng Há và Kim Cương trở về Việt Nam, bà Phùng Há được mời làm giảng viên trong Ban Kịch & Cải Lương của Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn.

Tháng 07 năm 1995, bà Phùng Há trả lời cuộc phỏng vấn của ký giả Phan Hoàng (bài đăng trên Nguyệt San Kiến Thức Ngày Nay do NXB VN phát hành tháng 07 năm 1995) như sau:



Phan Hoàng: Trước đây bà từng có ý định sẽ sống hẳn ở Pháp, phải chăng đây cũng là cái giá phải trả cho sự “nổi tiếng”?

Phùng Há: Nhiều người biết là anh em Nguyễn Long, Nguyễn Khánh từng được tôi nuôi, cưu mang và chúng xem tôi như mẹ nuôi. Khi chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam trước đây bị sụp đổ, Nguyễn Khánh lên làm thủ tướng. Lên ngày trước, ngày sau Nguyễn Khánh tới thăm tôi. Tôi là dân nghệ sĩ, không am hiểu gì về chính trị, nên chỉ lấy tình nghĩa mẹ con mà khuyên Nguyễn Khánh rằng: “Nếu con còn nghĩ đến tình nghĩa, thì đây là lời tâm tình của một người mẹ đối với con, còn không thì đây là lời chân thành của một nghệ sĩ già đối với thủ tướng, đó là con phải lấy dân làm gốc, đừng nên tham quyền cố vị, biết thương yêu dân hết mực để có chuyện gì thì dân đỡ đần cho...” Vì thấy Nguyễn Khánh trân trọng tôi, nên người ta nườm nượp tìm tới tôi, thông qua tôi để kiếm việc làm, hay mưu cầu lợi ích nào đó. Tôi thấy như vậy thật không ổn. Đó là họa chớ không phải phúc, nên chỉ gần nửa tháng sau khi Nguyễn Khánh lên làm thủ tướng là tôi sang Pháp. Tôi muốn suốt đời mình chỉ biết đến sân khấu mà thôi. Bây giờ ở Sài Gòn có những tin đồn thất thiệt sau khi tôi đi, tôi buồn lắm, không muốn quay trở về nữa.

Phan Hoàng: Nhưng sau đó bà cũng đã trở về!

Phùng Há: Dạ, chính là nhờ khán giả và anh Năm Châu, ảnh kêu tôi về. (cười)

Phan Hoàng: Nghĩa là thế nào, xin bà cắt nghĩa rõ hơn?

Phùng Há: Những ngày ở Pháp, tôi buồn và nhớ nhà, nhớ sân khấu Sài Gòn kinh khủng. Một ngày mùa hè năm 1965, tôi cùng vài người bạn thuê taxi từ Paris đi Nice nghỉ mát. Tài xế là một Việt kiều, mở cassette cho khách nghe tuồng Sân Khấu Về Khuya và Nước Biển Mưa Nguồn do anh Năm Châu viết kịch bản, từ Sài Gòn gởi sang. Nghe những lời ca của Giáng Hương trách móc Lĩnh Nam và khuyên chàng đừng nên phản bội lại khán giả thân yêu của mình, tôi bật khóc sướt mướt. Càng nghe tôi càng nghẹn ngào, càng khóc. Tôi nghĩ đó là những lời anh Năm Châu trách móc, khuyên tôi quay về. Không chờ lâu nữa, mọi giận hờn tan biến và vài tuần sau tôi đã xuất hiện trở lại trên sân khấu Sài Gòn.

Phan Hoàng: Trong cuộc đời mình, bà đã đi lưu diễn ở bao nhiêu nước?

Phùng Há: Khá nhiều. Tôi đã cùng đoàn nghệ thuật miền Nam trước đây cũng như cùng các đoàn nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất đi biểu diễn ở Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Maroc, Sénégal, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thái Lan, Liên Xô cũ... Nhưng có lẽ diễn nhiều nhất là ở Pháp.



Qua những câu trả lời của bà Phùng Há với ký giả Phan Hoàng báo Kiến Thức Ngày Nay, tôi thấy bà có những lời nói thật và những lời không rõ ràng về hoạt động nghệ thuật của bà trong những năm từ 1964 đến 1967.

Việc bà đi Pháp nửa tháng sau khi Tướng Nguyễn Khánh nắm quyền điều khiển đất nước, là có thật.

Bà nói tránh nhiều người cầu thân nhờ vả thì lý lẽ đó không đủ thuyết phục cho ta tin. Vì việc gì mà phải bỏ nước đi như đi trốn để tránh không muốn người ta nhờ vả? Và bà kết luận việc bà quyết định trở về nước là “mọi giận hờn đã tan biến sau khi nghe Giáng Hương ca vọng cổ?” Theo cách của bà nói người ta sẽ đoán là ông Năm Châu nhờ vả bà nhờ Tướng Nguyễn Khánh giúp cho Năm Châu điều gì hay sao? Không đúng! Ngàn lần không đúng! Nghệ sĩ Năm Châu trọn đời chỉ nghĩ đến sân khấu và nghệ thuật. Ông không khi nào nhờ vả ai giúp cho điều gì nhất là nhờ Tướng Nguyễn Khánh, là con của ông Nguyễn Bửu, người tình địch của Năm Châu! Bà Phùng Há nói Năm Châu là người bạn tình và bà lại lấy Nguyễn Bửu thì rõ ràng Năm Châu và Nguyễn Bửu khó mà đi chung một thuyền. Việc Năm Châu nhờ con của ông Nguyễn Bửu giúp thì muôn ngàn lần không thể xảy ra.

Vậy nên đi Pháp sau nửa tháng khi Nguyễn Khánh cầm quyền chắc là bà Phùng Há đã làm một sứ mạng gì do Nguyễn Khánh giao hoặc mang cái gì của Nguyễn Khánh đi Pháp!

Bà xác nhận có hát nhiều lần ở Pháp và ở Anh, Bồ Đào Nha, Maroc, Thái Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Liên Xô cũ, bà đi với đoàn nghệ thuật miền Nam và đoàn nghệ thuật sau này (tức sau 1975). Thông qua nhiều tin tức về hoạt động sân khấu của bà Phùng Há, thông qua băng video phim tài liệu Chân Dung Nghệ Sĩ Nhân Dân Phùng Há của đài truyền hình thành phố quay và phát hành, qua lời tự thuật của chính bà Phùng Há, và của cô Kim Cương, bà nhiều lần hát với Kim Cương không có tranh cảnh, không có giàn đờn chánh thức, hát bằng cassette thu nhạc sẵn, nhạc cassette phát ra và bà diễn, ca theo nhạc đó. Đó là hát ở restaurant Table des mandarins. Bà Phùng Há và Kim Cương cũng có đi hát dưới sự hướng dẫn của giáo sư Trần Văn Khê ở Budapest, ở Liên Xô cũ. Điều này chỉ có thể xảy ra sau khi bà và Kim Cương đi Pháp lúc Tướng Nguyễn Khánh cầm quyền. Sau đó Nguyễn Khánh mất chức thủ tướng, chắc bà và Kim Cương không nhận được sự chu cấp từ chánh phủ của ông Khánh nên bà phải đi hát ở quán Table des mandarins để sinh sống.

Nếu bà đi diễn với đoàn nghệ thuật sau năm 1975 thì phải có giàn nhạc đàng hoàng, phải có dàn cảnh và đông nghệ sĩ. Bà đã nói trong băng video Chân Dung Phùng Há, rằng khi bà hát ở Pháp, ở Liên Xô... bà phải nhờ MC giải thích cho khán giả biết cốt chuyện, sau đó bà giả định cái ghế trước mặt chính là Dương Quí Phi và bà trong vai An Lộc Sơn trong tuồng Trường Hận của Năm Châu.

An Lộc Sơn (Phùng Há) vượt ngàn dặm đường xa, đánh tan quân của Đường Minh Hoàng, về đến Mã Ngôi để gặp lại Dương Quí Phi. Có một thiên hạ nhà Đường trong tay, An Lộc Sơn muốn dâng cho Dương Quí Phi, nhưng hỡi ôi, Dương Quí Phi trước sự lên án của toàn quân, toàn dân đã thắt cổ tự ải.

An Lộc Sơn ôm xác nàng (giả định bằng chiếc ghế) trong cơn tuyệt vọng cất tiếng ca:


1- Cơ tạo tuần hoàn, trời đất vần xoay, bàn tay ai nắm mái âm dương, chia xuân hạ thu đông, đặt nhật dạ hàn ôn, làm cho vạn vật sinh linh, phải nằm trong định luật danh hư của tiêu trướng.

2- Ông có cảm tình chăng, có biết yêu chăng giờ phút tỉnh say này? Ông hãy làm cho mây trắng ngừng bay, nước xanh ngừng chảy, hoa tươi ngừng hương thắm, đó đây ngừng hơi thở, để lặng yên, mặt nhìn cho tận mặt, rồi lắng tai nghe đôi dòng máu chảy hòa nhau.

3- Thái Chân ơi! Đường rắp chông gai, cái nẻo tương lai như mờ sương tỏa khói, cửa Thanh Huê Cung, ngày đêm gài then khóa chốt, cái mối ước vọng cho đôi nhạn được tung trời chấp cánh, nhưng cái mối tơ tình biết ai kia còn gắng bó hay là niềm riêng đã phôi pha trong cơn gối mộng ngửa nghiêng tình.

Lời văn của ba câu vọng cổ ở đoạn cao trào nhứt của vở Trường Hận, tuy có chút sáo ngữ nhưng vẫn mang đầy đủ chất trữ tình của một mối tình không trọn vẹn giữa An Lộc Sơn và Thái Chân Dương Quí Phi.

Theo lời bà Phùng Há thuật lại trong băng video Chân Dung Phùng Há, toàn thể khán giả Liên Xô có mặt trong buổi đó đều hoan nghênh nhiệt liệt, trước tài năng diễn xuất của bà trong một lớp diễn không có màn trướng, không có xiêm y đúng theo tuồng, không có âm nhạc, đạo cụ.

Hôm nay nhân ngày giỗ lần thứ hai của cố nghệ sĩ tài danh Phùng Há, tôi xem lại băng video Chân Dung Phùng Há, đọc lại các trang sách, báo kể chuyện về con đường nghệ thuật và tấm lòng của nghệ sĩ nhân dân Phùng Há đối với nghệ sĩ cải lương, công lao đào tạo lớp nghệ sĩ trẻ, công lao lập Chùa nghệ sĩ, lập Viện dưỡng lão nghệ sĩ, lập Nghĩa trang nghệ sĩ, tôi bàng hoàng khi xét lại những việc xảy ra sau cái chết của nữ nghệ sĩ nhân dân Phùng Há.

Sau khi bà Phùng Há mất, ngày 02 tháng 09 năm 2009, giới nghệ sĩ xôn xao vì tin đồn Nghĩa trang nghệ sĩ sẽ bị giải tỏa để làm sạch môi trường. Sau đó UBND Gò Vấp đính chánh là không có giải tỏa Nghĩa trang nghệ sĩ. Chỉ biết là sau khi bà Phùng Há mất đi, các nghệ sĩ mất sau đó như nghệ sĩ Văn Ngà, soạn giả Ngọc Văn, soạn giả Quy Sắc, nghệ sĩ Kim Ngọc, Thanh Thanh Hoa, Nhị Kiều... không được an táng vào Nghĩa trang nghệ sĩ nữa. Vì ở quá xa nên tôi không hiểu được nguyên do là do gia đình không muốn an táng nghệ sĩ thân nhân của họ vô Nghĩa trang nghệ sĩ hay là hết đất để chôn hay là không được phép chôn ở đó nữa?

Viện Dưỡng Lão Nghệ Sĩ đường Âu Dương Lân nghe nói cũng sẽ do Ty Thương Binh Xã hội & Lao động quận 8 tiếp thu và trực tiếp điều hành chớ không do Ban Ái Hữu nghệ sĩ quản lý như từ trước đến nay. Đến những ngày lễ Tết, hay có tin nghệ sĩ già yếu neo đơn, tôi định gởi tiền về giúp và vận động các bạn già của tôi ở Montréal giúp như những năm trước đây, nhưng các bạn già của tôi nói là chánh phủ đã quản lý thì để chánh phủ lo, cán bộ nhà nước nhiều đô lắm, mình rớ vô khác gì muối bỏ biển. Tôi cũng không biết đâu là sự thật?

Lại những ngày giỗ của bà Phùng Há, ngày 28 tháng 09 năm 2009, tức là sau hai tháng mất của bà, các nghệ sĩ tổ chức một đêm hát vinh danh bà, có 99 nghệ sĩ mỗi người cầm một cây nến đốt sáng để chứng tỏ bà đã sống 99 năm vinh quang trong nghề.

Đúng một năm sau, ngày giỗ lần thứ nhất của bà chỉ có đúng 9 nghệ sĩ đến cúng viếng.

Và giỗ lần thứ hai nghe đồn là số tiền phúng điếu lúc an táng bà được biết có 200 triệu đồng. Số tiền này Hội Sân Khấu, hay Ban Ái Hữu Nghệ Sĩ hay một cơ quan nào đó của nhà nước giữ, đến nay cũng không trao lại cho thân nhân của bà Phùng Há. Phải chăng đây là những cái lấn cấn làm cho các ngày giỗ của một nữ nghệ sĩ tài danh Phùng Há trở thành hoang vắng?

Các nghệ sĩ đàn em, các học trò của bà, các bạn từng cộng tác với bà trong lãnh vực nghệ thuật, trong công tác cứu trợ nạn nhân bão lụt mà bà đã đứng ra vận động tổ chức hơn 20 lần, các bạn không nhớ người thầy, người bạn, người nghệ sĩ đáng kính của mình hay sao?

Tôi ở xứ người, có nhớ Bà Phùng Há, chỉ là thắp nén nhang tưởng niệm, rủ vài bạn già lại uống trà nghe tôi kể chuyện công đức của người nghệ sĩ bậc thầy.

Tôi ráng chờ lần giỗ thứ ba, năm 2012, để xem sẽ ra sao!

Soạn giả Nguyễn Phương 2011

Read more

Sunday, July 24, 2011

Minh Minh Tâm: Một đêm, làm “bầu” bảy hội chợ

Hơn 2 năm nay, khi các hội chở triển lãm và vui chơi được mọc lên như nắm tại các tỉnh, Minh Minh Tâm ngoài hoạt động sân khấu và làm bầu show “hát đám”, anh còn kiêm thêm bầu sô ...hội chợ. Có nhiều NS cũng làm bầu sô dạng này. Song khó ai có thể qua mặt được Minh Minh Tâm về cái khoảng đắt sô.
Mỗi đêm chạy sô hát tại 4 hội chợ khác nhau đả đủ mệt bở hơi tay. Vậy mà trong những ngày xuân vừa qua, Minh Minh Tâm vừa chạy sô ca lẻ tại 4 điểm, vừa làm bầu chương trình văn nghệ tại bảy hội chợ được tổ chức cùng lúc tại Bến Tre, Cần Đước 1 và Gò Công 2. Bộ...anh biết “phân thân” hả? Anh cười bật mí, tất cả là nhờ....mobile phone. Do sô diễn có tính chất nhỏ, khoảng 5-6 nghệ sĩ tham gia, nên không cần bầu trực tiếp phải có mặt tại điểm diễn. Có nhiều dư luận tốt xấu nhau về nội dung và phương thức của các hội chợ này.Song không thể phủ nhận hiện nay có rất nhiều NS tài danh cũng tham gia hát tại đây. Nó còn là một điểm diễn, một phương tiện mưu sinh cho rất nhiều NS. Đây cũng chính là lý do chủ yếu thúc đẩy tôi làm bầu, nhằm giúp bản thân mình và đồng nghiệp có thêm sô diễn trong tình hình sân khấu hiện nay – Minh Minh Tâm tâm sự.

Cũng vì quá bận rộn với các show diễn nên trong năm qua Minh Minh Tâm ít có thời gian dành cho sân khấu. Anh chỉ tham gia “Dòng sữa mẹ” của đài HTV, thu hình cho các đài TH. Thỉnh thoảng Minh Minh Tâm còn kết hợp với đài TH An Giang và một số địa phương tổ chức chương trình văn nghệ gây quỹ từ thiện. Xem ra Minh Minh Tâm rất “mát tay” vời nghề làm bầu.

Theo báo sân khấu.
Hình: Minh Cảnh hoá trang cho Minh Minh Tâm

Read more

Dao Dien THANH QUYNH - Cậu bé khu lò gạch

Mồ côi cha có nhiều mẹ ,nhưng lại không ở gần người mẹ nào. Nguyễn Anh Khoa đã khăn gói vào Sài Gòn trong một tâm trạng bơ vơ lạc lỏng như thế.
Nguyễn Anh Khoa sinh ra một gia đình nghèo của khu lò gạch ….làng tân vạn một vùng quê của TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai ..nhà có sáu con trai ,khoa là út .người ta nói giàu út ăn nghèo út chịu …..có lẽ cũng đúng .khoa vất vả ngay từ nhỏ ,mang tang cha đúng vào 27 tết .cậu út chưa mơ kịp chiếc áo mới ,củ người mà mới ta ,thì đã phải chiếc áo tang .con tàu bị mất toa đầu ,nhà càng lâm vào cảnh khốn cùng .không gách ván nổi một nách 6 con ,mẹ đành phải gởi bớt thằng út ,cái thằng nhỏ dễ thương nhất trong đàn con , cho người khác nuôi . có lẽ số của khoa .không gặp mai mắn về tình cảm gia đình , nên chẳng bao lâu , người mẹ đở đầu cũng kg còn đủ điều kiện lo cho thằng con nuôi , lại dắt nó cho ma sơ nuôi dưỡng .năm 75 ma sơ phải về pháp . bé khoa lại gởi cho người khác nuôi .cứ thế .cậu bé 3 tuổi của khu lò gạch cứ long đong , hết người mẹ này đến người mẹ khác , cuối cùng thì bị trả về cho
gia đình
Bé khoa bắt đâu từ một cuộc sống mới ,cơ cực hơn vừa đi học vừa đi làm ở khu lò gạch , mà với một đứa bé còn non nớtthi2 biết làm gì/ ?ấy vậy mà ngày nào , nó cũng cố ì à ì ạch ,bê từng cục gạch ,, vác từnh bó củi .từng ụ đất .nó lớn dần theo năm tháng nhọc nhằn,miễn sao kiếm được đồng nào hay đồng nấy mang về cho mẹ .năm 13/ 14 tuổi , anh khoa phải theo chế độ học 2 năm 3 lớp để theo kịp giáo trình và có thời gian đi làm thêm .16 tuổi với những chuyển biến của tuổi trăng tròn , khoa bắt đầu biết mơ biết mộng ,buổi trưa , tranh thủ giờ nghỉ ,khoa ra song nghe lẹ thủy minh vương hát cải lương, rồi …….mơ mộng ……..một hôm có các giáo viên sinh viên trường sân khấ u 2 ,về diễn ở đình làng .khoa còn nhớ cô giáo an ,một giáo viên của trường , tình cờ nghe giọng hát nghiêo nghao của khoa .cô gợi ý sao kg xuốg tp thi thử vào khoa cải lương ? bắt đầu từ đó , ngày nào khoa cũng tư lự , đêm nào khoa cũng nằm mơ thấy mình ca diễn trên sân khấu …..có lúc mình biến thành chú minh vương ….khi oai phong làm tướng quân xông ra trận.lúc lại xên xang áo mão của vua …….bạn bè của khoa , kể cả những người làm công .chung với khoa đều khen mày làm kép được đó nhe ?
Thân phận kẻ xa nhà
Một ngày đẹp trời , khoa quyết định vào sài gòn đăng kí vào trường sân khấu 2 …có lẽ đây là duyên nghiệp … nên khoa thi đỗ . cầm mảnh giấy báo thi trúng tuyễn trong tay …tai khoa cứ lung bùng , mắt hoa lên , ô ,, thằng bé lò gạch sẽ trở thành diễn viên . thế nên đó chỉ là niềm vui của riêng khoa đã gặp lịa sự phản đối kịch liệt của gia đình .. trước mắt khoa chỉ có 2 sự chọn lựa … tiếp tục công việc hiện tại ..hoặc chập nhận sự từ bỏ của gia đình để vào sài gòn theo đuổi niềm đam mê của mình … khoa còn nhớ rất rõ .. ngày 26 / 03 / 1988 khoa rời làng ,chỉ mang theo một bộ đồ đã ngả màu cháo lòng suốt con lộ ra dường cái . khoa cứ vừa đi vứa khóc ,nghĩ thương mẹ tuồi đã già …mà phải còn vật lộn với cuộc sống khó khăn …..mà các anh của khoa thì đếu có gia đình , có những mối lo âu riêng của họ ,,, nếu khoa kg đi thì biết đến bao giờ … … đổi đời ,,cải thiện đời sống cho mẹ
Tình người
Nhưng để được thực hiện được ước mơ cũa nình , khoa sắp phải đối đầu với nhữnh khó khăn mới dành cho một thanh niên tỉnh lẽ .. bốn năm làm sinh viên hệ b khoa cải lương đầy những nổi buồn tuổi . muốn về mẹ mà kg co 1 tiền vế x e .. may có tiền xe đi thì kg có lượt xe về ,các đàn anh chị trong nghề như ? chuyên viên hoá trang PHAN HIẾU .PHƯỚC SANG CÁT PHƯỢNG.LÂM VĂN TÈO HỮU CHÂU VVV,,, luôn luôn tìm lời động viên …còn hoàng mập giúp đở giúp từng kí gạo , đôi đũa .. đôi khi có đóng quảng cáo …. Cùng các bạn thì cũng có làm để kiếm thêm thu nhập ..như bột giặt daso ..với mỹ uyên .. rồi khoa được quay ca nhạc caraoke… khoa cứ lầm lầm lũi lũi như con ong cái kiế n .. thấy cậu học trò hịu thương chịu khó …đạo diễn lê thụy tạo điệu kiệu cho khoa có thêm thu nhập . buổi sáng … khoa phụ gữi xe ờ trường học ..bổi tối đến nhà lê thụy giúp việc nhà … là con trai nhưkhoa rất thạo việc nội trợ . từ gữi em ..giặt đồ.cho đến nấu ăn . khoa kg lấy tiền công . chỉ mong có cơm ăn là được rùi … nhiều khi nhìn cảnh gia đình thầy hạnh phúc .đầm ấm , khoa chạnh lòng nhớ nhà . sáng thức dậy .., nước mắt ước cũng hết gối nằm .. ngày nào cũng vậy đi bộ rã chân từ trường về nhà thầy … .. rồi từ trường về nhà thầy. đường xa mất nhiều thì giờ .. và sức khỏe? khoa mơ ước có một chiếc xe làm chân … kí ca ki cóp .., nhịn ăn nhịn mặc .nhưng khi để dành được đủ tiền mua xe … thì lại bị hụt 500 ngàng đồng vì xe tăng giá .. cuối cùng khoa đành đánh bạo đi vay tiện …có xe kg có khả năng chi trả co họ đến nổi bị họ đánh tơi bời ngay trong quán bar khoa đang trình diễn .. sợ thầy lê thụy buồn nên khoa nối dối xe đang trùm mền và tiếp tục đi bộ .vô tình con của thầy lên nhà thấy chủ nợ đến đòi tiền nên khoa mới biết sự thể /
Dườnh như định mệnh luôn thách đố khoa .. cho khoa nhiều gian nang trướ khi gặp may mắn năm 92 thầy của khoa là đạo diễn trấn ngọc giàu đưa khoa về đoàn kịch tp vào thập niên 90 thời trang chỉ mới le lói chứ chưa rầm rộ như bây giờ //khoa cùng lê công tuấn anh .. quyền linh .trịnh kim chi …mới tập tễnh làm chương trình tạp kĩ lưu diễntừ nam chí bắc để có vốn sống và kinh tế nuôi nghề ….diễn ? sau khi lê công tuấn anh qua đời thì đoàn tạp kĩ này cũng tan tác luôn ? khoa trách ra làm thời trang cho đoàn kịch nói rồi cho đoàn kịch điện ảnh
Tốt nghiệp t rường sân khấu 2 cũng đồng nghĩa với việc rời kí túc xá.. khoa lại đau đầu vì chỗ ở ,,, anh hùn tiền với quyền linh hoàng sơn thêu nhà ở thu nhập khi có khi kg ? cứ thế 3 anh em đã hơn 30 lần dọn nhà trong 1 năm
Thử thách mới
Cũng trong năm 92 …khoa lại thử thách mình một lĩch vực khác điện ảnh như dườnh như số phận của khoa làm việc gì thì cũng tử sự lận đận . năm đầu thi rớt , rồi lại thi nữa , là dân cải lương bước qua điện ảnh ,khoa phải nhận nhiều thua thiệt và nhất là có một chiều cao khiêm tốn chỉ cậy vào điễm diễn xuất.nên lần nào cũng vào bán kết thì …….. chấm dứt phải liều chỏng .. đến 4 lần kì thi thì mới đoạt giài diễn viên triễn vọng 1998
Năm 99 khoa được chi trịnh khi chi giới thiệu về thới trang ánh linh. Có năng khiếu thời trang và nhiều ý tưởng sáng tạo khoa lại thiếu phương tiện để phát huy lắm khi diễn xong kg có tiền giặt đồ cho sạch . vậy mà khoa cứ say mê nghề như một duyên nghiệp kg thể tách rời xa nó được ?mãi đến năm 2000 nhóm thời trang của khoa mới có chút tiếng tăm
Tôi chưa bao giờ hối hận đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho niềm đam mê của mình mặc dù t uồi trẻ của tôi kg có nhiều may mắn …..tôi lại nghĩ giá mà quya nghược được thời gian và tôi có được nhận thức như bây gới ,,, thì có lẽ cuộc đời tôi tốt đẹp hơn……
Khoa ước mơ có một sân khấu riêng để gời gấm những ý tưởng sáng tạo của mình về thời trang được thầy hà quang văn hiệu trưởng trường sân khấu 2 gợi ý cho khoa mở một sân khấu ca nhạc … thời trang diễn định kì 2 ngày cuối tuần tại trường khoa mừnh như bắt được vàng ,,,, thế làn có bao nhiêu vốn liếng ..anh đều đầu tư cho sân khấu 125 cống quỳnh với sự hợp tác của người mẫu vân thanh thanh ..từ đó thời trang thanh quỳnh đóng đô ở 125 cống quỳnh cho đến nay anh khoa / bây gời là thanh quỳnh . thường xuyên đưa nhóm diễn tại nhà văm hóa phụ nữ .. 126 . trống đồng
Chút màu hồng
Có lẽ quỳnh đã qua hết vận đen nên công việc của nah ngày càng phát triễn vẫn tiếp tục làm đạo diễn độc quyền cho thời trang sỹ hoàng . ngoài ra ,, quỳnh còn được một hãng phim hàn quôc đầu tư cho học đàng tranh cho họ để tham gia một phim cho họ ..học anh ngữ sau này có thể làm trợ lí cho họ ? đi đâu anh cũng kè kè quyển tập ,,ngồi đâu anh c ũng lẫ m nhẫm ,học bài trong ngày . hơn 10 năm trong ng hề ba chìm bảy nổi mà anh vẫn còn gữi được sự chịu thương chịu khó thấp sáng được ngọn lữa trong tâm hồn , vẫn chảy nước mắt khi đến ơn nghĩa của những người từng dang tay nâng đở anh trong những giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời .
Anh đà sắm cho mình chiếc xe mà kkg phải hồi hộp bị lấy đi như trước đã dành dụm mua được ti vi cho gia đình ? đã xao diệu bằng cơn giận của bà con họ hàn g bằng những bước đi khởi sắc của mình và đang cố gắng làm việc để chạy chữa căn bệnh ung thư cho mẹ …..
Mỗi khi hồi tương những ngày qua ,quỳnh có thể khóc nức nở như trẻ thơ .anh vẫn khao khác cái xao đầu của bố ..một lời ru của mẹ . vì thực ra hơn 30 năm qua . kể từ khi sinh ra đời và lớn lên ? anh đã bao giờ sống trong vòng tay ấm áp của bố mẹ đâu?

Read more

Monday, July 18, 2011

Đánh bại Mỹ, nữ Nhật Bản lần đầu vô địch thế giới

Day la nhung hinh anh duoc ghi lai tu nhung giay phut huy hoang cua doi tuyen Nhat ban tai Women's World cup 2011.
Phai noi rang do la mot Chien thang Phi thuong! cua cac co gai tu xu Hoa Anh Dao.

Sau 120 phút thi đấu, hai đội hòa nhau với tỷ số 2-2. Mỹ là đội vượt lên dẫn trước với bàn mở tỷ số ở phút 68 của Alex Morgan, trước khi Miyama san bằng tỷ số cho Nhật Bản hơn 10 phút sau đó.
Nhật Bản lần đầu tiên trong lịch sử đăng quang tại World Cup
Trong thời gian đá hiệp phụ, Mỹ tiếp tục lấn lướt và Wambach lại tạo thế dẫn bàn cho cường quốc bóng đá nữ này ở phút 104. Tưởng như Mỹ sẽ bảo toàn cách biệt để lên ngôi vô địch thì khi hiệp phụ thứ hai chỉ còn 3 phút nữa là kết thúc, Sawa kịp gỡ hòa cho Nhật Bản với cú dứt điểm rất nhanh sau quả phạt góc bên cánh trái.
Bước vào loạt sút luân lưu, với bản lĩnh vững vàng và tâm lý thoải mái, các cô gái châu Á đã vượt qua Mỹ 3-1, trong đó có công lớn của thủ thành Kaihori khi cô xuất sắc cản phá hai cú sút của Heath và Box.
Đây thực sự là chiến tích kỳ vĩ của Nhật Bản, đội không được đánh giá cao trước giải nhưng đã lần lượt vượt qua các đối thủ rất mạnh như ĐKVĐ và là chủ nhà Đức ở tứ kết, Thụy Điển ở bán kết và cuối cùng là ứng cử viên Mỹ ở chung kết.
Được đánh giá cao hơn hẳn, các cô gái Mỹ nhập cuộc đầy chủ động và nhanh chóng gây sức ép lên phần sân Nhật Bản. Ngay phút 2, Cheney dũng mãnh vượt qua Iwasimizu rồi tung cú sút quyết đoán ở góc khá hẹp, buộc thủ môn Kaihori phải vất vả cản phá.
Nhật Bản (áo xanh) đã thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường trong suốt 120 phút bị ép sân
Với dàn cầu thủ dày dạn kinh nghiệm, Mỹ hầu như kiểm soát hoàn toàn thế trận trong hiệp một, trong khi Nhật Bản chọn chiến thuật phòng ngự phản công. Liên tiếp các tình huống hãm thành được Mỹ tạo ra trước cầu môn Nhật Bản nhưng các chân sút Mỹ đều thiếu chính xác ở những pha dứt điểm.
Đáng kể trong số đó là pha bỏ lỡ của Rapinoe khi cô dứt điểm chệch mục tiêu ở cự ly chưa đến 10m sau đường trả ngược “dọn cỗ” của Cheney. May mắn cũng không đứng về phía Mỹ khi phút 29, Wambach đột phá dũng mãnh ở trung lộ rồi tung cú sút rất căng, thủ môn Kaihori đã bị đánh bại nhưng bóng lại tìm tới đúng xà ngang khung thành Nhật Bản.
Sau giờ nghỉ, Mỹ tiếp tục chiếm thế chủ động và có thêm sự tăng cường của Alex Morgan. Cầu thủ mới vào sân này chút nữa đã đặt dấu ấn của mình khi băng vào đệm bóng cận thành sau cú căng ngang của O'Reilly. Tiếc là khung gỗ một lần nữa đứng về phía Nhật Bản khi từ chối nỗ lực của Morgan.
Nhưng rồi ưu thế của Mỹ cuối cùng cũng được đền đáp bằng bàn mở tỷ số ở phút 70. Chính Morgan là người phá vỡ thế bế tắc khi cô băng xuống đón đường chuyền dài của Rapinoe rồi tung cú sút chéo góc từ ngoài vòng cấm, đánh bại thủ thành Kaihori.
Vẻ mặt thất vọng của các cô gái Mỹ sau trận chung kết
Dù vậy, niềm vui của Mỹ chỉ kéo dài chừng 10 phút khi Miyama chớp thời cơ san bằng tỷ số 1-1 cho Nhật Bản. Xuất phát từ đường chuyền hỏng của Rampone ngay phần sân nhà, Nhật Bản tấn công bên cánh trái và bóng được đưa vào trung lộ. Các hậu vệ Mỹ phá bóng không dứt khoát tạo điều kiện cho Miyama dứt điểm cận thành dễ dàng.
Không có bàn thắng nào được ghi cho tới khi thời gian thi đấu chính thức kết thúc và hai đội phải đá thêm hiệp phụ. Mỹ một lần nữa vượt lên dẫn trước khi Wambach đánh đầu tung lưới Nhật Bản ở cự ly gần sau đường tạt bóng chính xác tới từng milimet của Morgan ở phút 104.
Tưởng như cách biệt sẽ được các cô gái Mỹ bảo toàn cho tới hết hiệp phụ thứ hai thì đúng phút 117, Nhật Bản lần thứ hai gỡ hòa. Từ quả phạt góc bên cánh trái, thủ quân Sawa dứt điểm rất nhanh và kỹ thuật, bóng khẽ chạm một hậu vệ Mỹ đi vào lưới trước sự bất lực của thủ môn Solo.
Trong loạt sút luân lưu, trong khi Nhật Bản chỉ sút hỏng một quả thì Mỹ không thành công ở cả ba lượt sút đầu tiên và đành nhìn đại diện châu Á đăng quang ngôi vô địch.
Đội hình thi đấu:
Nhật Bản: Kaihori - Kinga, Iwashimizu, Kumagai, Sakaguchi, Ando (Nagasato 70’), Miyama, Sawa, Ohno (Maruyama 70’) (Iwabuchi 119’), Sameshima.
Mỹ: Solo - Rampone, Lepeilbet, Boxx, O'Reilly, Lloyd, Krieger, Cheney (Morgan 46’), Rapinoe (Heath 114’), Buehler, Wambach.







Read more

Sunday, July 17, 2011

Tam long tu thien cua nu Hoa si

Ben canh viec tang buc tranh cho doi tuyen bong da nu nuoc Nhat tai World cup 2011. Trong thoi gian qua chi va nhung nha hao tam da tham va tang qua cho nhieu noi ngheo tren dat nuoc voi mong muon la moi nguoi deu co com an, ao mat va co cuoc song nhu bao nguoi khac. Duoi day la mot so hinh anh va danh sach cac nha hao tam da gop nhung gi minh co de giup do nguoi dan ngheo. Locan xin trân trọng cảm ơn những người Bạn đã đóng góp trong chuyến Từ thiện tại xã Phú Riềng, tỉnh Bình Phước.

1. Anh Thân Trọng Sơn ( Dược –Bác sĩ) 100kg gạo
2. Anh Lê Phước Pha (Bác sĩ BV.Hoàn Mỹ) 100kg gạo
3. Anh Hồ Thượng Chí ( P.KD Bất động sản Long Phụng) 30kg gạo
4.Chị Hằng ( P.KD Bất động sản Long Phụng) 20kg gạo
5.Chị Trang ( P.KD Bất động sản Long Phụng) 20kg gạo
6. Chị Ngân ( P.KD Bất động sản Long Phụng) 20kg gạo
7. Chị Kim Anh ( P.KD Bất động sản Long Phụng) 20kg gạo
8. Chị Nguyễn thị Mỵ 10kg gạo
9. Chị Phạm thị Hạnh 10kg gạo
10. Chị Lê thị Hồng Trang (Giaa1o viên tiếng Nhật) 10kg gạo
11. Họa sĩ Locan 100kg gạo



Read more